Folate (hay còn gọi là vitamin B9) là một dưỡng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi thai và phát triển thai nhi. Việc bổ sung đầy đủ folate không chỉ hỗ trợ sức khỏe sinh sản mà còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các tật bẩm sinh nguy hiểm. Trong bài viết này, cùng KIDNOVA tìm hiểu vai trò của folate và cách tối ưu hóa công việc bổ sung chất dưỡng này trong thời kỳ mang thai.
Folate là gì?
Folate là một loại vitamin tan trong nước, tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa quan trọng trong cơ thể. Dạng tự nhiên của folate được tìm thấy trong các sản phẩm thực phẩm như rau xanh, các loại đậu và trái cây. Bên cạnh đó, Axit folic - một dạng tổng hợp của folate, thường được bổ sung dưới dạng uống hoặc thực phẩm tăng cường.
Axit folic là một dạng tổng hợp của folate, được bổ sung dưới dạng uống hoặc thực phẩm tăng cường.
Vai trò của Folate trong thụ thai
Folate tham gia vào quá trình sinh hoá quan trọng như tổng hợp DNA, RNA và phân chia tế bào. Những hoạt động này rất cần thiết để đảm bảo chức năng bình thường của tế bào sinh sản và sự phát triển của phôi thai ngay từ giai đoạn đầu.
Đối với phụ nữ, folate giúp cải thiện chất lượng trứng, đảm bảo các nhiễm sắc thể được sắp xếp đúng cách trong quá trình rụng trứng. Có các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung đầy đủ folate trước khi thụ thai làm giảm nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể, như hội chứng Down. Ở nam giới, folate cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng và tính toàn vẹn DNA của tinh trùng, từ đó tăng cơ hội thụ thai thành công.
Folate còn có tác dụng hỗ trợ sự hình thành và chức năng của nhau thai, giúp quá trình làm tổ của phôi diễn ra thuận lợi hơn. Việc thiếu hụt folate ở giai đoạn chuẩn bị mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai sớm hoặc thai trứng.
Các nghiên cứu, như của Tamura và Goldenberg (2006), đã khẳng định vai trò của folate trong việc cải thiện khả năng sinh sản và giảm nguy cơ các biến chứng liên quan đến sự phân chia tế bào bất thường trong giai đoạn thụ thai. Vì vậy, bổ sung đầy đủ folate là bước quan trọng để đảm bảo thành công của quá trình thụ thai và chuẩn bị cho một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Vai trò của Folate trong phát triển thai nhi
Một trong những vai trò quan trọng nhất của folate là ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, một cấu trúc hình thành trong những tuần đầu tiên của thai kỳ và phát triển thành não và tủy sống của thai nhi. Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung đủ folate trước và trong thai kỳ có thể giảm tới 70% nguy cơ mắc các dị tật nghiêm trọng như tật nứt đốt sống và vô sọ. Ngoài ra, folate còn hỗ trợ sự phát triển của hệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc các dị tật tim bẩm sinh.
Folate cũng tham gia vào việc hình thành nhau thai và hỗ trợ lưu thông máu từ mẹ đến thai nhi, đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, khi thai nhi tăng trưởng nhanh, folate giúp duy trì quá trình phân chia tế bào và phát triển mô.
Và thiếu folate có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như nhẹ cân, sinh non, hoặc thai chết lưu. Ở người mẹ, thiếu folate có thể gây thiếu máu hồng cầu khổng lồ, mệt mỏi, và làm tăng nguy cơ tiền sản giật.
Folate giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Khuyến nghị bổ sung Folate
Mặc dù axit folic không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu, nhưng không vì vậy bạn lại dùng quá liều. Một lượng lớn axit folic dư thừa trong cơ thể gây tác hại khá xấu cho sức khỏe. Sự tăng trưởng nhanh chóng của tế bào mới dễ dẫn đến thoái hóa tủy sống. Đặc biệt, đối với trường hợp người có khối u, uống nhiều axit folic làm cho khối u phát triển nhanh hơn. Cách “chữa cháy” nhanh nhất lúc này đó là uống nhiều nước để đào thải bớt lượng axit dư thừa ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu.
Tùy theo thể trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ kê lượng folate phù hợp hằng ngày. Theo khuyến cáo, hướng dẫn chung là:
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản: 400 - 800mcg/ngày
- Phụ nữ mang thai: 600 mcg/ngày
- Trường hợp các mẹ con bị dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống hay thiếu một phần não, và dự định sinh thêm con, nên hỏi bác sĩ trước khi uống. Thông thường những trường hợp này cần tới khoảng 4.000 microgram axit folic mỗi ngày.
Nên bắt đầu bổ sung Acid folic từ khi nào là hợp lý nhất?
Những dị tật bẩm sinh này có thể xuất hiện trong khoảng thời gian 3 - 4 tuần đầu của thai kỳ. Do vậy, việc bổ sung Acid Folic trong giai đoạn sớm, khi não và tủy sống đang phát triển là vô cùng cần thiết. Thai phụ nên bổ sung Acid Folic từ 3 tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu của thai kỳ. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch Hoa Kỳ (CDC), thai phụ nên bổ sung Acid Folic hằng ngày, chậm nhất là 1 tháng trước khi mang thai.
Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cũng nên bổ sung loại vitamin này, do dự trữ sắt thấp vì bị mất máu trong các kỳ kinh nguyệt khiến nữ giới dễ bị thiếu Acid Folic hơn nam giới, dẫn đến thường xuyên mệt mỏi.
Nguồn bổ sung Acid folic tốt nhất là từ ngũ cốc dinh dưỡng. Folate cũng được tìm thấy nhiều trong một số loại rau xanh sẫm như rau cải xanh, rau bina, các loại hạt,... và một số loại quả nhóm citrus như cam, chanh, bưởi khác...
Tuy nhiên, sẽ rất khó để biết chính xác đã bổ sung đủ lượng Acid Folic mỗi ngày đầy đủ chưa, vì thực phẩm chứa hàm lượng Acid Folic mỗi hôm có thể khác nhau, cách chế biến cũng khác. Do vậy, cách tốt nhất được khuyến cáo đó là phụ nữ nên sử dụng các thực phẩm bổ sung, được chuẩn hóa hàm lượng Acid Folic , như vậy, thai phụ có thể hoàn toàn yên tâm, không sợ bị thiếu hoặc quá thừa loại vitamin này.
Gravid Combo – Cung cấp 400mcg Folate cùng đa dạng vitamin, khoáng chất khác. Sản phẩm hỗ trợ cải thiện chất lượng trứng, điều kinh, cải thiện sức khỏe sinh sản; và được sản xuất tại Ý đạt tiêu chuẩn GMP CFR21 FDA và GMP-EU, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Gravid Combo giúp cung cấp 400mcg Folate cùng đa dạng vitamin, khoáng chất hỗ trợ cải thiện chất lượng trứng, tăng cường khả năng thụ thai cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ hiếm muộn và bị PCOS.
Kết luận
Folate đóng vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ quá trình thụ thai và phát triển thai nhi. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất này không chỉ bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật bẩm sinh mà còn đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Nếu bạn đang chuẩn bị mang thai hoặc đang trong thai kỳ, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để được tư vấn chế độ bổ sung folate phù hợp.